Nếu phòng khách là trung tâm của ngôi nhà thì trần nhà lại là trọng tâm của phòng khách ấy. Bởi ngoài các đồ nội thất đắt tiền được bày trí trong không gian phòng khách thì việc sử dụng phào chỉ trần để trang trí cho “bức tường” trên cao sẽ càng làm cho không gian trở nên sang trọng, lôi cuốn và độc đáo hơn.
Và để có thể sở hữu một không gian trần nhà như ý thì bên cạnh việc lên ý tưởng thiết kế thi công phào chỉ trần đúng kỹ thuật cũng rất quan trọng. Việc thi công phào chỉ trần nhà đúng kỹ thuật không chỉ giúp làm tăng tính thẩm mỹ cho không gian mà còn giúp cho công trình bền đẹp với thời gian.
Công dụng của phào chỉ trần
Với những không gian sử dụng trần giả thường gặp phải tình trạng là khi thi công người thợ phải trừ ra 1 khoảng không gian nhỏ để trần có thể giãn nở và đàn hồi tốt và chính điều này vô tình trở thành nhược điểm khiến không gian mất đi tính thẩm mỹ bởi nó sẽ làm cho người nhìn có cảm giác trần bị “HỞ”
Việc đắp phào chỉ trần nhà đẹp ngoài việc giúp làm tăng thêm sự thẩm mỹ cho không gian trần mà còn giúp che đi những khuyết điểm, đồng thời tạo ra những điểm nhấn đặc biệt với những nẹp trang trí chạy xung quanh trần tạo cảm giác như một khung tranh trang trí trên bề mặt trần.
Các loại phào chỉ trần phổ biến hiện nay
Trên thị trường có rất nhiều loại phào trần như phào trần gỗ, phào trần thạch cao, phào trần nhựa PS, PU… Đây là những loại phào chính được các chủ đầu tư và thợ thi công sử dụng phổ biến trong các công trình dân dụng hay các khách sạn cao cấp
- Phào trần gỗ: Không thể phủ nhận sự sang trọng, đẳng cấp và nổi tiếng của loại phào này, bởi ngoài độ bền cao thì tính thẩm mỹ cũng giá trị ngày càng tăng theo thời gian… là những ưu điểm khiến không ít khách hàng phải ao ước. Nhưng giá thành cao và không tìm đúng cơ sở phân phối uy tín là những điểm hạn chế khiến nhiều khách hàng băn khoăn khi lựa chọn loại phào trần gỗ này.
- Phào trần nhà thạch cao: Đây là một trong những vật liệu trang trí nội thất có tuổi đời khá lâu, không những sở hữu mẫu mã đa dạng với nhiều kiểu trang trí hoa văn khác nhau mà tính ứng dụng cao cũng là ưu điểm khiến nhiều thợ thi công lựa chọn. Bên cạnh những ưu điểm thì loại phào này vẫn còn tồn tại những nhược điểm khiến các đội thợ băn khoăn như trọng lượng tương đối nặng khó thi công, khả năng chịu ẩm và nước kém, dễ ngả màu.
- Phào chỉ trần nhựa: Mặc dù mới xuất hiện trên thị trường chưa lâu nhưng phào chỉ nhựa đã có chỗ đứng nhất định trong ngành trang trí nội thất. Loại phào này được chia làm 2 loại dựa trên chất liệu cấu thành ra là nhựa PU và nhựa PS. Ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại cùng với quy trình kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt. Do đó, mà đây là dòng phào đang được ưa chuộng nhất hiện nay.
Với những ưu điểm vượt trội sau, phào chỉ trần PU đã và đang chinh phục hàng triệu khách hàng:
- Họa tiết hoa văn được thiết kế tinh xảo, sắc nét
- Nhựa PS, PU nổi tiếng về độ chịu lực cao, không thấm nước, chống ẩm mốc mối mọt
- Mẫu mã phong phú, màu sắc bắt mắt, giá thành cạnh tranh
- Trọng lượng nhẹ, dễ thi công
- Thân thiện với môi trường, an toàn với sức khỏe người dùng.
Quy trình thi công phào chỉ trần PU nhà chuẩn nhất
Chọn được mẫu phào chỉ trần PU phù hợp với không gian kiến trúc của ngôi nhà đã khó, nhưng để làm nổi bật vẻ đẹp thẩm mỹ cũng như hô biến thành không gian độc đáo sang trọng thì còn phụ thuộc vào quá trình thi công chính xác, chuyên nghiệp nữa. Do đó, các đội thợ cũng như gia chủ cần chú ý để giảm thiểu tối đa lỗi trong suốt quá trình thi công.
- Chuẩn bị
Làm sạch bề mặt cần thi công, kiểm tra mẫu mã, số lượng phào cũng như các dụng cụ thi công cần thiết như: Máy cắt, súng bắn đinh, máy nén khí, keo dán mối nối, thang, bút chì, thước đo, dây bật mực…
- Thi công
Với từng vị trí và không gian khác nhau thì việc thi công phào cũng đòi hỏi sự thận trọng trong việc đo đạc và tính toán một cách chính xác nhất để những mối nối đạt được tính thẩm mỹ cao nhất, tránh tình trạng lãng phí vật tư, tiết kiệm chi phí.
Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng thi công và phào trần cần thi công
Bước 2: Đo kích thước tại vị trí lắp phào chỉ trần nhựa bằng thước và máy đo
Bước 3: Dùng chỉ bật mực kết hợp với máy đo kích thước để xác định vị trí thi công phào trần nhà
Bước 4: Sử dụng máy cắt phào có độ nghiêng 45 độ và cắt đúng kích thước như vừa đo
Bước 5: Dùng keo dán chuyên dụng bôi khắp mặt sau của phào. Sau đó đặt phào vào vị trí đã được định sẵn, dùng súng bắn đinh cố định vào tường để đảm bảo phào được chắc chắn hơn
Bước 6: Sử dụng silicon để trám vào các khe hở giữa phào chỉ trần và tường, dùng bả để trám tại các vị trí bắn đinh. Dùng giấy giáp để lau các vị trí trám bị nham nhở cho thanh phào trang trí thêm sáng và sạch sẽ làm tăng tính thẩm mỹ
Việc thi công phào trần nhà về cơ bản thì vẫn tuân theo các bước theo trình tự mà trong bài viết vừa được chia sẻ tới các bạn. Nếu có bất kì thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: 0968-999-970 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.